TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Back
Sơ kết công tác đảm bảo trật tự,an toàn giao thông 06 tháng đầu năm 2017
Ngày 24/7/2017, Ban ATGT tỉnh Sóc Trăng tổ chức sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Đến dự, có đồng chí Trần Văn Chuyện – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh; các đồng chí thành viên Ban ATGT tỉnh.
     Qua báo cáo của ban ATGT tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 108 vụ TNGT, làm chết 59 người, bị thương 130 người; Đường bộ xảy ra 106 vụ, làm chết 58 người, bị thương 130 người; Đường thủy xảy ra 02 vụ TNGT, làm chết 01 người. So với cùng kỳ năm 2016, số vụ không tăng, không giảm (108/108); tăng 04 người chết (59/55), tăng 7,27%; tăng 05 người bị thương (130/125), tăng 4,00%. Riêng trong tháng 6 năm 2017 đạ xảy ra 09 vụ TNGT, làm chết 07 người, bị thương 14 người. So với tháng 6 năm 2016, tăng 01 vụ (9/8), tăng 12,50%; tăng 03 người chết (7/4), tăng 75%; tăng 02 bị thương(14/12), tăng 16,67%. 
Quang cảnh Hội nghị
     Có 02 địa phương giảm 03 tiêu chí đó là Thị xã Ngã Năm và huyện Mỹ Xuyên; có 04 địa phương có số người chết giảm trong đó Mỹ Tú có người chết giảm 75%; có 06 địa phương có số người chết tăng trong đó 02 huyện có số người chết tăng 200% đó là huyện Cù Lao Dung và Thạnh Trị. 
     Ban ATGT tỉnh phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ ở 6 tháng đầu năm 2017 là do lỗi đi không đúng làn đường, phần đường 48 vụ, chiếm 45,28%; tránh vượt sai quy định 05 vụ, chiếm 4,72%; chuyển hướng, không quan sát 16 vụ chiếm 15,09%; không nhường đường 04 vụ, chiếm 3,77%; sử dụng rượu, bia 01 vụ chiếm 0,94%; quy trình thao tác lái xe (tự té, không giữ khoảng cách) 06 vụ, chiếm 5,66%; do người đi bộ 10 vụ, chiếm 9,43%; số vụ đang điều tra 16 vụ, chiếm 15,09%. 
     Trong 6 tháng đầu năm, Ban ATGT tỉnh phối hợp các cơ quan thành viên, các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là quan tâm công tác tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt lồng ghép, đã tổ chức 2.851 cuộc tuyên truyền Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật giao thông đường thủy nội địa, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết 88/NQ-CP và các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho 119.719 người là cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Nông dân, Hội phụ nữ; phát 20.273 tờ rơi, 180 áp phích, 345 băng rôn, 6.500 quyển tài liệu, 200 quyển Luật Giao thông đường thủy nội địa; thông qua công tác chuyên môn lực lượng tuần tra kiểm soát Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật giao thông đường thủy nội đại cho 6.086 lượt người là những đối tượng vi phạm quy tắc giao thông. Riêng Liên đoàn Lao động tỉnh tổ vận động CNVCLĐ trong các cơ quan, doanh nghiệp tham gia thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH ở CQ, ĐV, DN” đưa tiêu chuẩn chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong những tiêu chí bình xét; kết quả có 1.591 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa; tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về trật tự ATGT, kết quả có 30 đội, 150 đoàn viên dự thi, hàng trăm cổ động viên.
     Song song với những mặt đã làm được vận còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục sau: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa đạt được như mong muốn, chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, luồng tàu chạy chưa được các cơ quan chức năng của Trung ương, của tỉnh và chính quyền các địa phương xử lý triệt để, nhất là trên các tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp và các tuyến sông Trung ương quản lý đi qua địa phận tỉnh Sóc Trăng; kinh phí hỗ trợ thực hiện đảm bảo TTATGT còn khó khăn, chưa đáp ứng với khối lượng công việc cần thực hiện; kinh phí duy tu các công trình giao thông và kinh phí đầu tư sửa chữa, khắc phục, xử lý các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông ở các cấp từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố còn hạn chế, do đó việc xử lý các vị trí này thương không kịp thời. 
     Để khắc phục những hạn chế, khó khăn ở 6 tháng đầu năm và làm giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí. Ban ATGT tỉnh, đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2017, cụ thể: Tiếp tục thực hiện Chương trình Hành động số 21-CT/TU ngày 07/01/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 01/9/2012 của Ban Bí thư  “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” và Kế hoạch số 08/KH-UBATGTQG, ngày 09/01/2017 của Ủy ban ATGT Quốc gia về Kế hoạch năm an toàn giao thông năm 2017. Xem công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cưới năm 2017. 
     Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học – công nghệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, thanh tra, tuần tra, kiểm soát. Đẩy mạnh việc rà soát khắc phục các điểm đen, vị trí an toàn giao thông, xây dựng hộ lan, cọc tiêu, biển báo trên các đoạn đường nguy hiểm; rà soát, bổ sung chương trình đào tạo và nội dung sát hạch lý thuyết và thực tế đối với lái xe ô tô kinh doanh vận tải các kiến thức và kỹ năng điều khiển phương tiên theo qui định. 
     Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại trung tâm đào tạo, sát hạch trên địa bàn tỉnh; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn kỹ thuật đối với xe ô tô tải, xe ô tô khách, ngăn chặn không cho phép nhưng phương tiện tụ ý hoán cải, thay đổi thiết kế được lưu hành. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho đoàn viên, CNVCLĐ (tập trung huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú), thanh, thiếu niên, tập trung hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, có văn hóa, tuyên truyền các chế tài xử phạt; xây dựng và triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ, tổ chức quản lý hiệu quả phần vỉa hè, lòng đường sử dụng để trong giữ xe, kinh doanh, buôn bán..; tăng cường lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. 
     Tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với tàu, thuyền kinh doanh vận tãi khách không bảo đảm an toàn; bến thủy nội địa, bến phà, bến đò ngang cho các phương tiện thủy chở khách trái quy định. Gắn trách nhiệm lãnh đạo xã nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chỏ quá số người quy định, không có đủ phao cứu sinh. Tổ chức đánh giá, rà soát tình hình TNGT, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; nghiêm khắc phê bình các địa phương đơn vị để xảy ra tai nạn tăng cao. Xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2017. 
 
Lê Thị Kim Xuyến 

liên kết web