TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Voltar
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC TRONG ĐOÀN VIÊN - CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
Xác định công tác tuyên truyền giáo dục là một trong ba chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn.

Trong năm qua, bên cạnh các hoạt động chăm lo đời sống, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Công đoàn các khu công nghiệp đã tích cực chỉ đạo các công đoàn cơ sở tập trung tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, Nghị quyết của Công đoàn, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước. Trọng tâm là tập trung triển khai quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng (khóa XII); tuyên truyền, giải thích cho đoàn viên, công nhân lao động hiểu rõ hơn về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; tuyên truyền Luật An ninh mạng; Chỉ thị 05 về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với tuyên truyền kết quả  Đại hội X Công đoàn tỉnh Sóc Trăng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023;  tuyên truyền và thực hiện các Quyết định số 217, số 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; phong trào thi đua yêu nước, các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, các hoạt động của CNLĐ và tổ chức công đoàn. Bằng nhiều hình thức các CĐCS tổ chức linh hoạt qua hệ thống loa truyền thanh, bản tin nội bộ, lồng ghép với họp tổ công đoàn, tổ sản xuất... Kết quả có trên 9.871 lượt ĐV, CNLĐ được học tập và nghe tuyên truyền. Thông qua công tác  tuyên truyền, giáo dục đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đoàn viên, CNLĐ tại các doanh nghiệp. Đoàn viên, CNLĐ hiểu và thực hiện tốt pháp luật lao động để tự bảo vệ bản thân,  mạnh dạn, chủ động đối thoại với người sử dụng lao động  khi xảy ra các vấn đề vi phạm chế độ lao động, chủ động kiến nghị để công đoàn cơ sở làm việc với người sử dụng lao động. Từ đó, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển.

Tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu Công nghiệp còn một số hạn chế như:

- Một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền, do CNLĐ nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất nên nếu có tổ chức tập trung thì thời gian cũng không quá 2 giờ/buổi; tỷ lệ CNLĐ được tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ tuyên truyền giáo dục còn hạn chế.

- Công nhân lao động khi dự các hoạt động tuyên truyền vào thời điểm sau giờ tan ca nên tư tưởng, tâm trạng  lúc đó mệt mỏi, sự tập trung chú ý không cao.

- CBCĐ cơ sở nói chung thiếu kinh nghiệm về phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, hạn chế về năng lực, kiến thức nên chưa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với người nghe dẫn đến chất lượng tuyên truyền chưa cao.

- Địa điểm tổ chức tuyên truyền thường được tiến hành tại nhà ăn, nhà xưởng nên không gian không tập trung, người nghe thường bị chi phối bởi tác động xung quanh; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền như âm ly, loa máy còn hạn chế. 

Từ những khó khăn bất cập trên cho thấy nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người lao động là việc làm cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, CNLĐ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Thứ nhất: Chú trọng những hình thức tuyên truyền phù hợp, có ảnh hưởng sâu sắc đối với công nhân như: Coi trọng công tác tuyên truyền miệng  hoặc lồng ghép vào các hội nghị, họp tổ và hình thức hội thi, thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề, vui chơi hái hoa dân chủ... Kết hợp nội dung tuyên truyền với cung cấp tài liệu dưới dạng tờ rơi với nội dung thiết thực, cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ; nghiên cứu sưu tầm các băng đĩa theo từng chuyên đề để phát vào các thời điểm giờ ăn ca của NLĐ sẽ có tác dụng rất hiệu quả.

- Thứ hai: Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, thời gian, trong đó chú trọng đến những nội dung mà CNLĐ mong muốn được nghe, những vấn đề thực tiễn mà xã hội nói chung, CNLĐ nói riêng đang quan tâm.

- Thứ ba: Doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện về thời gian, địa điểm và đóng góp kinh phí để CĐCS tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

          - Thứ tư: CĐCS hàng năm cần xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, tập trung cao điểm vào “Tháng công nhân” và “Ngày Pháp luật” 9/11. Cần chủ động thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động đưa nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cho người lao động vào nội dung thỏa ước lao động tập thể.

 -  Thứ năm: Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất l­ượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên công đoàn; lựa chọn những cán bộ tuyên truyền không nhất thiết là cán bộ công đoàn chuyên trách mà cả những người ở lĩnh vực khác mà nhiệt tình, có năng lực, am hiểu rộng, có kỹ năng và phương pháp tuyên truyền sinh động.

                                                                  Công đoàn Các khu công nghiệp

 

 


liên kết web