XUÂN KỶ HỢI 2019 XUÂN KỶ HỢI 2019

Vissza
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường – đảm việc nhà” trong Công đoàn ngành Giáo dục Tỉnh
Thời gian qua, có thể khẳng định phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” ngày càng phát triển toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng, có sức lan tỏa không chỉ trong ngành mà toàn xã hội; thu hút đông đảo nữ cán bộ nhà giáo, người lao động tham gia, góp phần tích cực vào quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục, khẳng định và phát huy mạnh mẽ vai trò, tiềm năng to lớn của nữ cán bộ nhà giáo, người lao động trong thời kỳ đổi mới, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và vị thế của đội ngũ cán bộ nữ nhà giáo, người lao động trong sự nghiệp trồng người.

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng chính quyền, của Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Ban thường vụ công đoàn Giáo dục Sóc Trăng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động nữ công chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS xây dựng kế hoạch phù hợp, phối hợp phát động thi đua trong nữ nhà giáo, người lao động, đồng thời cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” vào chương trình công tác, từng bước đưa phong trào vào nề nếp, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong nữ CNVCLĐ và được gắn kết với các cuộc vận động trong ngành: Cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, đồng thời, lồng ghép với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

    Ảnh: Cán bộ quản lý, trưởng ban Nữ công tham dự Hội nghị trao đổi hoạt động bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng

Trước những yêu cầu đổi mới của Ngành theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhiều chị em đã tích cực tự  học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tính đến nay, toàn ngành có 100%  giáo viên các cấp học đạt chuẩn đào tạo trở lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới; có 07 tiến sĩ (nữ tiến sĩ chiếm 10%),  296 thạc sĩ,  tỷ lệ nữ thạc sĩ chiếm 45% trong tổng số thạc sĩ. Hàng năm, có hàng ngàn sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) được đưa vào ứng dụng trong thực tế, hàng ngàn đồ dùng dạy học tự làm được đưa vào sử dụng (có 862 nữ/ tổng số 1522, chiếm tỷ lệ 56,63%).

Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều nữ đoàn viên, CNVCLĐ điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giảng dạy, học tập, trong số 33 cá nhân được trao công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đã có 18 Nữ đạt giải thưởng, chiếm tỷ lệ 58.06% .Với những thành tích và sự đóng góp thiết thực của nữ cán bộ nhà giáo, người lao động  trong Ngành với các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhiều chị đã đạt các  danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua các cấp; các loại bằng khen cao quý khác, . . . . Đặc biệt, tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng năm 2018, ngành giáo dục có 02 Nữ nhà giáo đạt giải cao và được nhận bằng Lao động sáng tạo của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Cô Trương Thị Cẩm Ngân, trường THPT Vĩnh Hải, Cô Nguyễn Bích Như,  giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm), . . .. Bên cạnh những thành tích đạt trong công tác tại cơ quan, đơn vị, trường học, các chị còn đảm đương xuất sắc thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, làm người vợ đảm đang, người mẹ hiền, nuôi con khỏe, dạy con ngoan; làm nàng dâu hiếu thảo,…. Dẫu biết rằng, trong thời kỳ mới, công việc bếp núc không còn là công việc riêng của người phụ nữ, nhưng chị em vẫn có ý thức cao trong việc chăm sóc, nuôi dạy các con. Chị em luôn  quán xuyến việc nhà, chăm lo gia đình trong từng bữa “cơm ngon, canh ngọt”;  làm tròn trách nhiệm vai trò người nội trợ, sự hiếu thảo trong vai trò làm dâu con; tình yêu chung thủy trong vai làm vợ, . . .

Hàng năm, có trên 90% Nữ nhà giáo người lao động đạt danh hiệu” Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Hầu  hết, các đơn vị cơ sở đều có Nữ tham gia lãnh đạo, con của nữ cán bộ nhà giáo, người lao động đều là học sinh khá giỏi, nhiều cháu đạt thành tích cao trong học tập, đạt danh hiệu gia đình văn hóa nơi cư trú  hàng năm; nhiều chị được lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, được bầu chọn giữ các chức danh trong tổ chức đoàn thể và được giới thiệu cho Đảng xem xét và kết nạp.

Từ thực tiễn có thể khẳng định rằng kết quả của phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, làm chuyển biến tư tưởng, giúp nữ cán bộ nhà giáo, người lao động tiến bộ, khơi dậy được tiềm năng và lòng nhiệt tình của chị em quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch của đơn vị và của ngành đề ra. Trước yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hàng loạt những yêu cầu mới được đặt ra đối với mỗi công dân trong thiên niên kỷ mới này đều phải tự “nâng mình lên” ngang tầm thời đại; phải được trang bị tri thức, sức khỏe, kỹ năng sống và có khả năng cạnh tranh cao…. Vì vậy, qua thực tiễn chỉ đạo phong trào, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm chỉ đạo cụ thể sau:

Một là, nhờ sự quan tâm chỉ  đạo sâu sát của cấp Ủy Đảng; sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền và công đoàn, đặc biệt là Ban nữ công nói chung phải chủ động, định hướng đúng, có nội dung thiết thực và phù hợp, hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn, nên đã được đông đảo chị em trong toàn Ngành nhiệt tình hưởng ứng.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 về công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” lồng ghép với phong trào thi đua “Hai tốt” mà trọng tâm là “ Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”,  xây dựng các nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển, triển khai Đề án văn hóa ứng xử trong trường học”, . . .

Hai là, động viên nữ cán bộ nhà giáo, người lao động tích cực học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đạt chuẩn giáo viên các cấp học, chuẩn cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới quản lý;  tổ chức các hoạt động phù hợp, gắn kết với chuyên môn, mang đặc thù giới và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, thu hút đông đảo nữ cán bộ nhà giáo, người lao động tham gia. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về giới và lồng ghép giới; Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ đồng cấp tự  kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách; ngăn ngừa nguy cơ và đấu tranh với các hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của phụ nữ.  

Ba  là, Phát hiện, giới thiệu nữ cán bộ nhà giáo, người lao động ưu tú cho Đảng, chính quyền xem xét bồi dưỡng kết nạp, tham mưu quy hoạch đối tượng Nữ tham gia cấp ủy, bộ máy lãnh đạo chính quyền,  đoàn thể các cấp; phấn đấu đến năm 2020, mỗi cơ sở giáo dục đều có ít nhất 01 cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý đơn vị và phấn đấu tăng tỷ lệ nữ giữ cương vị thủ trưởng đơn vị.

Bốn là, Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng  hoạt động  của Ban nữ công các cấp; tiếp tục đưa phong trào phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, các cá nhân tiêu biểu, nhân rộng điển hình tiên tiến. tăng cường công tác truyền thông về những tấm gương nữ cán bộ nhà giáo, người lao động tận tụy, tâm huyết, sáng tạo, gương mẫu.

Năm là, phổ biến, vận động nữ tiếp cận các thông tin, kiến thức, khoa học về kỹ năng chăm sóc gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, học giỏi, chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện chính sách dân số, chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, cơ quan trường học đạt chuẩn văn hóa, khu dân cư văn hóa; tập huấn giao lưu, chia sẻ kinh nnghiệm, tham quan, nghỉ dưỡng sức, khám tầm soát định kỳ và chăm sóc sức khỏe cho nữ cán bộ nhà giáo, người lao động, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và cơ sở giáo dục.

Trên con đường tự khẳng định mình, Nữ công chức, viên chức ngành giáo dục tỉnh nhà sẽ  mãi là tấm gương tự học và sáng tạo, phấn đấu đạt chuẩn mực của người phụ nữ việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và luôn đi đầu trong phong trào của ngành, của đoàn thể nhất là đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng phong trào mũi nhọn đặc thù của Nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”./.

Diệp Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành Giáo dục


liên kết web