TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Vissza
NHÌN LẠI 3 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Thời gian qua, Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) đã đẩy mạnh công tác giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (gọi tắt là Quyết định 217-QĐ/TW) nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).

     Ngay khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và ban hành hướng dẫn về việc Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW. Để tiến hành giám sát và phản biện xã hội, đầu năm 2015 LĐLĐ tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở LĐTB&XH giám sát việc thực hiện một số nội dung của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn tại 12  doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; dự thảo kế hoạch giám sát gửi xin ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban Thường vụ và các ngành phối hợp để thống nhất và đề nghị các ngành cử cán bộ tham gia đoàn giám sát. Sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch gửi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện, riêng các đơn vị được giám sát gửi trước 15 ngày và quy định thời gian các đơn vị báo cáo về LĐLĐ tỉnh, để các thành viên đoàn giám sát nghiên cứu trước. Trước khi tiến hành giám sát, đoàn giám sát sẽ trao đổi, thống nhất phương pháp làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên trong đoàn. Quy trình giám sát được thực hiện theo trình tự: đại diện đơn vị được giám sát báo cáo; sau đó các thành viên đoàn giám sát đặt vấn đề cần bổ sung để làm rõ thêm; đơn vị được giám sát giải trình; đoàn giám sát xem hồ sơ có liên quan; trưởng đoàn nhận xét, đánh giá; ý kiến lãnh đạo đơn vị được giám sát; kết thúc buổi giám sát, thông qua biên bản làm việc có trưởng đoàn và đại diện lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp được giám sát cùng ký tên, mỗi bên giữ một bản. Ngoài thành phần của đoàn giám sát, LĐLĐ tỉnh có mời đại diện lãnh đạo Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh, đại diện lãnh đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cùng dự với đoàn tỉnh để rút kinh nghiệm. 

Đoàn giám sát đang thực hiện nhiệm vụ

     Nhằm giúp cho các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở biết cách phối hợp thực hiện và để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, nhất là việc quán triệt thống nhất về nhận thức, cách làm và giải pháp là hết sức cần thiết đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt Công đoàn tỉnh. Năm 2016, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị cho các Ban nghiệp vụ Liên đoàn Lao động tỉnh; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. 
     Từ năm 2016, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tranh thủ và đã bổ sung thêm ngành phối hợp là BHXH tỉnh, Sở Y tế và đưa thêm một số nội dung của Luật BHXH; chất lượng bữa ăn ca của người lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm vào giám sát; đồng thời tổ chức hội nghị tập huấn công tác giám sát và phản biện xã hội nhằm giúp cho các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nắm được nội dung và phương pháp giám sát để vận dụng thực hiện ở địa phương, ngành mình. Mục đích của giám sát là để nắm tình hình thực hiện một số nội dung của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, chất lượng bữa ăn ca của người lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp, qua đó nhằm phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những vấn đề chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt, đoàn kiến nghị, đề xuất đơn vị, doanh nghiệp sớm có biện pháp khắc phục hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật. Mặt khác, đối với những khó khăn,vướng mắc doanh nghiệp đặt ra, đoàn giải thích, trả lời theo thẩm quyền; đồng thời LĐLĐ tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng có những biện pháp uốn nắn, chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định pháp luật, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ và doanh nghiệp. 
     Trong 3 năm (2015 - 2017), LĐLĐ tỉnh và các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tiến hành giám sát được 156 đơn vị, doanh nghiệp (cấp tỉnh giám sát 36 đơn vị, doanh nghiệp, trong đó 10 doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn và chưa trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định). Đến nay, hầu hết các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đều có xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan để thực hiện giám sát. Điều rất phấn khởi là qua giám sát, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của đoàn, một số doanh nghiệp đã cử cán bộ đến Sở LĐTB&XH để được hướng dẫn những nội dung có liên quan như hợp đồng lao động, xây dựng thang lương, bảng lương, nội quy lao động và đã điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo quy định; một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến làm việc đã được chủ doanh nghiệp nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện để tiếp cận tuyên truyền, hướng dẫn người lao động làm đơn gia nhập công đoàn và đã có 10/10 doanh nghiệp tiến hành thành lập CĐCS, đóng kinh phí công đoàn theo quy định (trước đây chưa thực hiện). Ngoài ra, những kiến nghị, đề xuất của LĐLĐ tỉnh (qua giám sát) với Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh, UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, BHXH, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh… đều được các tổ chức nói trên ghi nhận và có biện pháp uốn nắn chỉ đạo thực hiện như: Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp và Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Ban Dân vận Tỉnh ủy (thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh) mở các lớp tập huấn về thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho người sử dụng lao động và một số cán bộ CĐCS. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện (TX,TP) và các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn cho người sử dụng lao động nắm để thực hiện tốt, BHXH tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN ở các đơn vị, doanh nghiệp... 
     Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát cũng còn hạn chế cần khắc phục, đó là: sau giám sát, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chỉ đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp trong việc thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát để báo cáo kịp thời về LĐLĐ tỉnh, tuy nhiên một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chậm so với yêu cầu, có nơi chưa thực hiện (kể cả giám sát của đoàn cấp huyện, ngành đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn). Do đó, sắp tới để công tác giám sát đạt chất lượng cao hơn, đoàn giám sát (cấp tỉnh, cấp huyện, ngành) cần có kế hoạch cử cán bộ trực tiếp phúc tra đối với đơn vị, doanh nghiệp được giám sát

Trang Phước - Nguyên PCT TT LĐLĐ tỉnh
 


liên kết web